8 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ ở thị trường Đông Nam Á vào năm 2022

19:33 17/03/2022

Trong khi thương mại điện tử, fintech và logistic là tâm điểm sáng nhất vào năm ngoái, một số lĩnh vực công nghệ khác cũng đang bắt đầu tăng tốc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Trong những năm qua, người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở Đông Nam Á đã nhanh chóng áp dụng các công nghệ kỹ thuật số và sử dụng rộng rãi ở các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là trước nhu cầu gia tăng do đại dịch gây ra. Phong trào này tạo ra mảnh đất màu mỡ cho nhiều công ty khởi nghiệp trong khu vực vươn lên để trở thành kỳ lân, chủ yếu trong lĩnh vực fintech, thương mại điện tử và logistic. Câu hỏi đặt ra ở đây là: điều gì sẽ diễn ra tiếp theo vào năm 2022?

Trong khi trí tuệ nhân tạo (AI), machine learning (ML) hay máy học (một nhánh của trí tuệ nhân tạo), Big Data, thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR) và blockchain tiếp tục đóng những vai trò quan trọng trong việc hình thành các giải pháp công nghệ này, thì  tiền điện tử, NFT( một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số - hay còn gọi là blockchain) và  Web3 (là giai đoạn mà dữ liệu trên Internet sẽ được phi tập trung hóa, không chịu ảnh hưởng bởi những người quản trị)  đã đặt chân đáng kể vào mọi lĩnh vực. Mặc dù các mức độ sử dụng của chúng trong lĩnh vực  tài chính vẫn cần thêm thời gian để được chứng minh, nhưng điều này báo trước cho thế hệ tiếp theo của các công ty khởi nghiệp trong khu vực cơ hội để tạo ra một con đường trong chiến trường công nghệ toàn cầu.

Theo nhịp sống sôi động của hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực năm qua, kết hợp với những gì các nhà đầu tư mạo hiểm cho chúng ta biết về các khoản đầu tư sắp tới của họ, dưới đây là một vài xu hướng quan trọng trong các ngành công nghệ vào năm 2022:

1. Climate-tech (Công nghệ khí hậu)

Biến đổi khí hậu vẫn là một trong những chủ đề nóng nhất khi nhiệt độ toàn cầu  tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong năm 2021. Trong cuốn sách "Cách tránh thảm họa khí hậu" của tác giả Bill Gates, ông tin rằng tài trợ cho các đổi mới xanh là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng sắp xảy ra. Larry Fink, Giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới Blackrock, đã dự đoán rằng sẽ có 1.000 kỳ lân tiếp theo sẽ tham gia vào công nghệ khí hậu.

Đầu tư vào công nghệ khí hậu không bị ảnh hưởng bởi tổng vốn đầu tư lớn được rót vào khu vực, vì lĩnh vực này đã thu hút được  con số khổng lồ 30,8 tỷ đô la Mỹ  trong ba quý đầu năm 2021 - nhiều hơn số tiền được ghi nhận trong cả năm trước đó, theo dữ liệu PitchBook. Việc ra mắt các quỹ dành riêng cho công nghệ khí hậu mới trong khu vực vào năm ngoái, bao gồm Wavemaker ImpactInvestible và Circulate Capital sẽ duy trì sự chú trọng trong lĩnh vực này nhiều năm tới. 

2. Edutech (Công nghệ giáo dục)

Năm 2020 và 2021 đã chào đón một loạt các công ty khởi nghiệp edutech mở ra các cơ hội kinh doanh trong thời gian các nước áp dụng lệnh phong tỏa để phòng ngừa với đại dịch.

Năm ngoái, e-learning đã trở thành một từ thông dụng khi hầu hết mọi công ty khởi nghiệp edutech đều tích hợp tính năng này trong các mô hình kinh doanh hoặc lộ trình sản phẩm của họ bằng cách sử dụng công nghệ AI và ML. Tóm lại, điều này giúp đưa ra các đánh giá dựa trên dữ liệu, thúc đẩy nội dung phù hợp cho từng học sinh dựa trên khả năng, phương pháp đã chọn hoặc kinh nghiệm học tập của các em. 

3. Fintech (Công nghệ tài chính)

Các khoản thanh toán và cho vay kỹ thuật số thu hút nhiều nguồn tài trợ nhất trong không gian fintech, với 2 công ty trong lĩnh vực này nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là Momo và Mynt đã tích góp một số tiền đáng kể vào năm ngoái để trở thành kỳ lân. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn theo dõi sát sao các lĩnh vực mới nổi như WealthTech - công nghệ quản lý tài sản và Insurtech - công nghệ bảo hiểm

Năm 2021,  nguồn tài trợ cho lĩnh vực WealthTech toàn cầu  đã vượt quá 20 tỷ đô la Mỹ, với sự ra đời và tiến bộ  của cố vấn robot, môi giới kỹ thuật số, ngân hàng trực tuyến, các công cụ đầu tư mới và gần đây nhất là NFT. 

Các nhà đầu tư kỳ vọng không gian này sẽ đi cùng với quá trình dân chủ hóa thương mại rộng lớn, cho phép nhiều người dùng trẻ áp dụng các giải pháp công nghệ này vào năm 2022. 

Trong khi các công ty bảo hiểm bị thiệt hại khoảng 55 tỷ đô la Mỹ do COVID-19, các nhà đầu tư toàn cầu vẫn tài trợ cho các công ty công nghệ bảo hiểm với mức 7,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ tăng tốc tại thị trường Đông Nam Á khi đại dịch tiếp tục gây lo ngại cho mọi người về sức khỏe và tài sản. Medici của Việt NamFuse và Lifepal của Indonesia, Fairdee của Thái Lan và Bolttech  của Singapore là một số công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bảo hiểm nổi bật đã nhận được tài trợ vào năm 2021.

Bên cạnh đó, vì hầu hết các chủ sở hữu tiền điện tử sẽ sử dụng ngân hàng của họ để đầu tư vào tiền điện tử,  hy vọng sẽ thấy nhiều "tiền điện tử hóa" hơn của các ngân hàng trong nỗ lực đón đầu làn sóng. 

Mô hình mua ngay-trả-sau (BNPL) cũng đang đạt được động lực trong khu vực vì nó “nhanh hơn, dễ dàng hơn và miễn phí cho người tiêu dùng”. Giải pháp này từ lâu đã được triển khai trên toàn cầu nhưng mới chỉ bắt đầu tăng tốc ở thị truowmgf Đông Nam Á trong những năm gần đây, với một số trường hợp thành công như PayLater (Indonesia), Atome và Hoolah sử dụng khắp Hongkong, Singapore và Malaysia. Khi đại dịch không có dấu hiệu lắng xuống, mô hình BNPL đã chín muồi để bùng nổ vì nó có thể hỗ trợ người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến mà không quá lo ngại về số tiền phải trả. 

4. Giải trí

Trò chơi là ngành công nghiệp lớn nhất và mở rộng nhất trên toàn cầu trong lĩnh vực giải trí. Tính đến năm 2021 đã có  ba tỷ người chơi trò chơi, đây là một con số đáng kinh ngạc , tương đương với gần 40% dân số thế giới.

Với sự hỗ trợ của công nghệ blockchain và cộng đồng tiền điện tử, trò chơi đã được mở rộng ra với khái niệm mới “GameFi”, sự kết hợp giữa “trò chơi” và “tài chính”. 

Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường đang phát triển khi nhiều người chơi đương nhiệm của thế giới trò chơi truyền thống đang tìm cách cạnh tranh.

Một xu hướng mới là thể thao điện tử cũng thu hút sự chú ý trong những năm gần đây. Thể thao điện tử là hình thức tổ chức cuộc thi chơi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp. Đến năm 2022, hệ sinh thái thể thao điện tử  dự kiến ​​sẽ  tạo ra 1,8 tỷ đô la Mỹ thu nhập, mở ra cơ hội cho nhiều công ty khởi nghiệp hơn nắm bắt cơ hội.  

5. An ninh mạng

Tội phạm mạng đã tận dụng thời cơ khi việc áp dụng kỹ thuật số tăng tốc và các biện pháp làm việc tại nhà được đẩy mạnh trong cuộc khủng hoảng COVID-19 để khai thác các lỗ hổng trong mạng máy tính của các cá nhân và tổ chức, có thể là các doanh nghiệp địa phương hoặc các tổ chức toàn cầu. 

Đáng chú ý, các quốc gia Đông Nam Á chính là điểm nóng cho các cuộc tấn công mạng, theo báo cáo của AT Kearney. Các mối đe dọa mạng chính  bao gồm xâm nhập email doanh nghiệp, đánh chặn dữ liệu thương mại điện tử và tấn công tiền điện tử. 

Khu vực này đang kêu gọi nhiều công ty khởi nghiệp hơn nữa giải quyết những thách thức mới nhất trong an ninh mạng, bao gồm bảo mật dữ liệu, bảo mật đám mây cũng như quản lý danh tính và truy cập.

Trong khi Singapore đứng đầu về phát triển công nghệ an ninh mạng trong khu vực, các công ty khởi nghiệp của các quốc gia khác đang tìm cách đạt được nhiều sức hút hơn vào năm 2022 khi nhu cầu về các giải pháp an ninh mạng tiếp tục tăng cao trong thời kỳ đại dịch.

6. Healthtech ( Công nghệ y tế)

Với chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn, dân số già hóa, số lượng bệnh mãn tính ngày càng gia tăng và ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm về các vấn đề sức khỏe, thị trường chăm sóc sức khỏe ở Châu Á Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ tăng 8,8% lên 157 tỷ USD vào năm 2022, APACMed ước tính . 

Điều này đã tạo ra một làn sóng khởi nghiệp về công nghệ sức khỏe. Ở Đông Nam Á, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe từ xa và chăm sóc theo yêu cầu, các phần mềm quản lý chăm sóc sức khỏe là một trong những lĩnh vực được tài trợ tốt nhất trong giai đoạn 2020- 2021, theo báo cáo của Hiệp hội Vốn tư nhân toàn cầu.

Nếu các bác sĩ tin tưởng vào tiện ích của các phần mềm và các cá nhân tin tưởng vào bảo mật dữ liệu của họ, thì ảnh hưởng của công nghệ y tế sẽ còn phát triển hơn nữa.

7. Foodtech (Công nghệ thực phẩm)

Dữ liệu của GPCA cho thấy , khi COVID-19 ảnh hưởng đến an ninh lương thực, vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực công nghệ thực phẩm đã tăng vọt từ 20 triệu USD vào năm 2019 lên 148 triệu USD vào năm 2020,  dự kiến ​​xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong năm nay.

Các công ty khởi nghiệp về thịt thay thế, chẳng hạn như các sản phẩm thay thế từ sữa và thịt có nguồn gốc thực vật, đã và đang đạt được sức hút kể từ năm 2019.

Ngoài ra, các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ có tiềm năng to lớn để giảm lãng phí thực phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị, Aquaa Partners có trụ sở tại London cho biết. Họ đã thu hút được sự chú ý của các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty đã đầu tư 1,4 tỷ đô la Mỹ vào các công ty khởi nghiệp về chất thải thực phẩm trong giai đoạn 2018-2021 trên toàn cầu.

8. HRtech(Công nghệ quản trị nhân sự)

Đại dịch và sự gia tăng áp dụng công nghệ kỹ thuật số trên toàn thế giới đã đặt ra áp lực rất lớn đối với nguồn nhân lực của thế giới. 

Theo thống kê của bộ Lao động Mỹ, các công ty trên khắp thế giới có nguy cơ mất doanh thu 8,4 nghìn tỷ đô la Mỹ vì thiếu nhân tài lành nghề, mở ra cơ hội cho các giải pháp sáng tạo trong công nghệ quản trị nhân sự.

Cho đến nay, công nghệ quản trị nhân sự chủ yếu tập trung vào năm hạng mục: quản lý tài năng, thu nhận tài năng, quản lý lực lượng lao động, nhân sự. Các bộ phận nhân sự đang ngày càng sử dụng AI và tự động hóa để tìm kiếm và thuê nhân sự phù hợp, đồng thời giảm bớt khối lượng công việc.

Điển hình trong lĩnh vực công nghệ quản trị nhân sự, các công ty khởi nghiệp tập trung vào mảng kinh doanh nhờ việc cung cấp tiền lương mà người lao động yêu cầu (EWA) cho phép nhân viên nhận lương trước ngày lĩnh lương gần như ngay lập tức thông qua một ứng dụng di động được tích hợp với hệ thống tính lương của công ty, giúp họ đối phó với các chi phí tài chính bất ngờ. 

Năm ngoái, chúng tôi đã đề cập đến các khoản đầu tư của các quỹ đầy tư mạo hiểm vào công ty GIMO của Việt Nam, Wagely và GajiGesa của Indonesiacác công ty này đang tăng gấp đôi việc cải thiện sự ổn định tài chính cho người lao động thông qua EWA. 

Dailypay, một nhà cung cấp EWA hàng đầu có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã huy động được 500 triệu đô la Mỹ vào năm ngoái và đạt được vị thế kỳ lân. Payactiv có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng có hơn hai triệu người dùng và đã xử lý hơn 5 tỷ đô la Mỹ trong EWA. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của không gian này ở Đông Nam Á trong những năm tới. 

Bảo Bảo (Theo e27)