Bình Dương: Đặt nền tảng mục tiêu trở thành đô thị thông minh

22:18 16/10/2022

Bình Dương đã có những đổi mới vượt bậc trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, đời sống, xã hội, văn hóa. Trong đó, điểm nhấn đáng trân trọng và ngưỡng mộ là những phấn đấu xây dựng, ổn định và phát triển bền vững theo định hướng đô thị thông minh, hiện đại, tạo nền tảng của một trung tâm công nghiệp lớn bậc nhất cả nước.

06 trụ cột kinh tế “vành đai” phát triển bền vững

Nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng để tái cơ cấu kinh tế, Bình Dương đã không ngừng đẩy mạnh khi thực hiện 06 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. 

Bình Dương chiến lược mới chuyển mình sang công nghiệp chế tạo sáng tạo, hình thành đô thị thông minh và kinh tế tri thức, quản trị công hiện đại, chính quyền điện tử, dịch vụ công tiện ích
 Chiến lược mới của Bình Dương là chuyển sang công nghiệp chế tạo sáng tạo, hình thành đô thị thông minh và kinh tế tri thức, quản trị công hiện đại, chính quyền điện tử, dịch vụ công tiện ích.

Trong đó, với các hệ giá trị mang đậm chất tôn vinh, kiến tạo gồm có: Thứ nhất, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, tạo giá trị mới. Thứ hai, giúp gia tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới. Thứ ba, luôn đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội. Thứ tư, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Thứ năm, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. Thứ sáu, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương ổn định và phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, tạo nền tảng hướng đến mục tiêu 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Theo số liệu của tỉnh Bình Dương, cơ cấu kinh tế (GRDP) đã có chuyển biến tích cực trong thời gian dự kiến đến năm 2025; công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp – thuế sản phẩm tương ứng đạt 62,3% - 28% - 2,5% - 7,2%. Mặt khác, sự chuyển dịch kinh tế với các tỷ trọng đã có những thay đổi đáng kể giữa các ngành nghề, lãnh vực.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương quyết liệt vừa phát triển các khu công nghiệp vừa thu hút được đầu tư vừa “kêu gọi” được nhân tài. Đây là một trong những chính sách kinh tế mở cửa để tập trung vào các định hướng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo được tính chất ổn định, bền vững, vừa phát triển nhanh một cách chắn chắn và hài hòa. Cụ thể như: KCN Việt Nam-Singapore (VSIP 1); Quốc lộ 13. Mỹ Phước 1,2,3… 

Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GRDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33-34% GRDP
Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GRDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33-34% GRDP.

Đồng thời, việc phát triển các khu công nghiệp với các định hướng phát triển từ giao thông là một trong những quyết sách để xây dựng các khu công nghiệp sáng tạo với tinh thần tiên phong đổi mới, bền vững, đột phá, nhân văn…

Trong Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã chỉ rõ: Cần tập trung vào các ngành dịch vụ chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp, độ thị theo hướng văn minh, hiện đại. Trong đó, Bình Dương đã thể hiện rõ sứ mệnh cũng như trách nhiệm với mục tiêu tổng quát trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần 4 như sau: Cần thúc đẩy các mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế giữa các ngành nghề, và đẩy mạnh phát triển kinh tế số dựa trên khoa học công nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực trong địa phương và các tỉnh lân cận, giáp ranh. Nhiều chương trình điển hình như: Đề án bảo đảm nguồn lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020, đến năm 2025... 

Giải pháp sử dụng lao động thủ công sang mô thức sử dụng  sức lao động được đào tạo kết hợp với công nghệ tiên tiến cần đẩy mạnh trong thời gian tới
Giải pháp sử dụng lao động thủ công sang mô thức sử dụng sức lao động được đào tạo kết hợp với công nghệ tiên tiến cần đẩy mạnh trong thời gian tới.

Về vấn này, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng: Nguồn nhân lực của địa phương cần tập trung vào 4 yếu tố. Đầu tiên, thành thạo các kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ…. Thứ hai, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng yếu tố văn hóa nội bộ doanh nghiệp. Thứ ba, luôn đào tạo và nâng kỹ năng công nghệ thông tin, hội nhập theo xu hướng hiện đại. Thứ tư, không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn về mọi khía cạnh…

Một trong những yếu tố quan trọng khác, nguồn lực về kinh tế, khoa học công nghệ….đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển Bình Dương trở thành khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó làn những yếu tố quan trọng mang tính chất “bản lề” đã được tỉnh Bình Dương dự thảo khung định hướng chiến lược quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Tỉnh Bình Dương cũng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ. Bình Dương đang hướng đến phát triển hệ sinh thái công nghiệp xanh, thông minh, bền vững
Tỉnh Bình Dương cũng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ. Bình Dương đang hướng đến phát triển hệ sinh thái công nghiệp xanh, thông minh, bền vững.

Ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương cho rằng: Tỉnh Bình Dương đang chú trọng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp hướng đến những ngành nghề có ưu thế, tiềm năng dựa trên đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ xanh, tài chính xanh, quản trị xanh.

Bình Dương- vùng đổi mới sáng tạo

Trong thời gian vừa qua tỉnh Bình Dương đã ưu tiên thu hút các dự án có những ứng dụng cao trong công nghệ để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh như: KCN VSIP 1, 2, 3; Tổng công ty Becamex IDC triển khai Khu công nghiệp khoa học công nghệ thực hiện Đề án “Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương” tại huyện Bàu Bàng. 

Đặc biệt hơn, Tỉnh Bình Dương đã ban hành chương trình phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển đô thị thông minh trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2040
Tỉnh Bình Dương đã ban hành chương trình phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển đô thị thông minh trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2040.

Cụ thể như sau: Tỉ lệ đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng 45% (năm 2025); 50% (năm 2030). Trong đó, cần gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% (2030).

Mặt khác cần phát huy vai trò của đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân để tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước.

Điều then chốt, tập trung vốn vào các ngành, lĩnh vực các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và liên kết vùng như dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một – Chơn Thành, mở rộng Quốc lộ 13, tuyến đường Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn, Cảng An Tây...

Tiến độ các dự án thuộc phạm vi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng vùng động lực phát triển như Thành phố mới Bình Dương và các địa phương vệ tinh như Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An và xa hơn là Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên.

Vấn đề, phát triển hạ tầng thúc đẩy liên kết vùng, hạ tầng liên kết các ngành dịch vụ - thương mại, các hạ tầng kinh tế số, giáo dục, y tế, văn hóa, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tiếp tục huy động hiệu quả nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông -thông qua các hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, tỉnh Bình Dương sẽ trở thành một trong những địa phương có tầm nhìn chiến lược về phát triển các khu công nghệ cao, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, dịch vụ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. 

Đã 4 lần liên tiếp Bình Dương nằm trong Top 21 (Smart 21) và lọt vào top 7 lần đầu tiên vào năm 2021, cùng các thành phố của các quốc gia như Canada, Brazil, Australia…
Đã 4 lần liên tiếp Bình Dương nằm trong Top 21 (Smart 21) và lọt vào top 7 lần đầu tiên vào năm 2021, cùng các thành phố của các quốc gia như Canada, Brazil, Australia.

Trong đó, việc thu hút vốn đầu tư FDI cũng cũng cần phải lựa chọn, ưu tiên nhà đầu tư có tầm nhìn, chất lượng, hiệu quả, biết ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường để tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và tăng trưởng xanh, góp phần xây dựng thành phố thông minh Bình Dương vươn tầm quốc tế.

Hoàng Thu