Sản phẩm OCOP đem lại thu nhập cao giữa mùa dịch Covid -19

12:44 13/09/2021

Phương pháp trồng rau sạch, áp dụng thành tự khoa học kỹ thuật vào sản xuất không những đưa nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đem lại cho bữa ăn người tiêu dùng ngày càng cải thiện để phục vụ giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Đem lại thu nhập cao cho người dân trồng rau từ góp phần giải quyết những khó về thực phẩm trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo một hộ dân tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho biết: Sau những năm làm ăn vất vả đi làm nhiều nghề khác nhau một số hộ gia đình quyết tâm về địa phương để đem theo những kinh nghiệm trồng trọt quý báu, thực hành tại địa phương để rau, nho sạch của người Việt không thua kém các bạn nước ngoài. 

 Vườn ra sạch áp dựng khoa học kỹ thuật công nghệ cao.

Cụ thể: Năm 2017, chị Cuối đã cùng chồng là anh Quý, cũng đi trồng rau ở Đài Loan như chị, nhưng thời gian chỉ bằng một nửa của chị, nhanh chóng bắt tay vào trồng rau công nghệ cao, trên diện tích 5 ha của gia đình. vườn rau hiện tại của anh chị thường xuyên có 1,5 ha rau hẹ ăn bông; các loại rau ăn lá như: cải ngồng, rau dền, mồng tơi, su hào ăn ngồng, sup lơ babi…

Đến năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, song chị Cuối đã nhanh chóng đầu tư được 1,7 ha nho Hạ đen, không hạt, trong nhà kính. Nguồn giống lấy từ Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, đây cũng là thắng lợi lớn nhất, trong nhiều năm nay của chị.

Hiện tại nho đen không hạt của chị Cuối có 2 loại: dạng quả tròn và nho móng tay, dự kiến, tháng 10 – 11 dương lịch sẽ có thu hoạch. Giá nho tại vườn khoảng 150.000 đồng/kg; sắp tới, gia đình chị sẽ trồng thêm giống nho mẫu đơn (nho xanh).

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng, cho biết: “Công việc bảo quản rau củ quả sau thu hoạch rất quan trọng, do vậy, ngoài 1 nhà lạnh quy mô 50 m3, năm 2020, HTX Cuối Quý đã đầu tư thêm 1 nhà sơ chế, diện tích 30m2. Cung cấp rau củ quả thường xuyên cho các trường học, khu công nghiệp, nhà hàng, bình quân 6 tấn/tháng… doanh thu 1,2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận thu về 750 triệu đồng/năm”.

theo bà Hiền, sản phẩm rau VietGAP của HTX Cuối Quý, đã được liên kết tiêu thụ trong hệ thống siêu thị, và thực phẩm sạch, trên toàn Thành phố. Năm 2020, các loại rau của Cuối Quý, đã được công nhận, đạt tiêu chuẩn VietGAP; trong đó, có 17 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.

Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội, HTX rau Cuối Quý vẫn cung cấp rau VietGAP đều đặn, cho nhiều địa phương trong toàn huyện, và các điểm giãn cách, đem lại nguồn thu ổn định cho các thành viên. Mọi hoạt động của HTX vẫn diễn ra bình thường, nhất là việc cung cấp rau sạch bình ổn cho bà con trong vùng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội, cho biết: “Mô hình HTX sản xuất rau công nghệ cao Cuối Quý” là một trong 125 mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên toàn quốc được nhiều địa phương trong cả nước đến thăm quan học tập. Đồng thời, HTX cũng đã chuyển giao công nghệ sản xuất rau sạch, cho các xã tại Đan Phượng, và các huyện trong TP. Hà Nội như: Đông Anh, Thạch Thất, Thanh Trì, Phúc Thọ. Các tỉnh bạn như: TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Bắc Ninh”…

Cũng theo ông Chí, HTX Cuối Quý còn phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng, để hàng năm giúp sinh viên đến thực tập, và thăm quan, học hỏi kinh nghiệm, sản xuất rau công nghệ cao, ngay trên địa bàn Thủ đô. Chính vì những thành tích xuất sắc trên, HTX Cuối Quý đã được UBND Thành phố Hà Nội, và Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng Bằng khen.

Vũ Văn Tiến