Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn và những thương vụ M&A nghìn tỷ

11:05 26/05/2021

Trong giới đầu tư, cái tên Tuấn “mượt” không có gì xa lạ. Đó là biệt danh của một đại gia trẻ tuổi tên thật là Nguyễn Văn Tuấn. Ông đã 2 lần gây chấn động thị trường với các thương vụ M&A nghìn tỷ, thâu tóm lượng lớn cổ phần ở 2 tổng công ty khủng có “gốc” Nhà nước, là Gelex và Viglacera. Trên thị trường, ông Tuấn đang được thừa nhận như ngôi sao xuất sắc nhất thế hệ 8x, hãy nhìn cách doanh nhân trẻ này tạo lập và làm chủ cuộc chơi...

Những dấu đậm dấu ấn tại Gelex

Ông Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1984, quê gốc Hà Nam. Ông một người khá kín tiếng với giới truyền thông. Ông có bằng cử nhân Đại học Thương mại năm 2009.

Ông Tuấn lần đầu tiên giữ chức vụ cao tại các doanh nghiệp vào năm 2013 khi được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT của Fecon. Sau đó, ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ khác như Phó Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH S.A.S - CTAMAD; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV thiết bị điện; Chủ tịch Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex; Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần dây cáp điện Việt Nam (CAV).

Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn. Nguồn ảnh: Internet
Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn. Nguồn ảnh: Internet.

Năm 2016, ông được bầu làm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần thiết bị điện Việt Nam (Gelex, HoSE: GEX). Tháng 1/2018, ông được bầu kiêm nhiệm thêm chức danh Chủ tịch HĐQT Gelex.

Vào tháng 6/2019, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC) đã nhất trí bầu ông Nguyễn Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024.

Được biết, mẹ của ông Tuấn là bà Đào Thị Lơ – người đang sở hữu 23% cổ phần trong Công ty TNHH Thiết bị và Xây lắp Huy Hoàng.

Công ty này có vốn điều lệ 952 tỷ đồng, trụ sở chính tại thành phố Thái Nguyên. Đáng chú ý, Công ty Huy Hoàng lại là chủ sở hữu của GEX và hiện đang là cổ đông lớn nhất của GEX với tỷ lệ 23,14%.

Ngoài ra, vợ của ông Tuấn là bà Dương Thị Hồng Hạnh cũng sở hữu 51% Công ty Huy Hoàng. 

Như vậy, 2 người phụ nữ quyền lực trong gia đình của ông Nguyễn Văn Tuấn đều đang nắm quyền chi phối công ty là cổ đông lớn nhất của Gelex.

Điều này có thể giải thích cho việc ngày 1/8/2016, Gelex đã tổ chức ĐHCĐ bất thường bầu bổ sung ông Tuấn làm thành viên Hội đồng quản trị rồi làm Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật và sau đó là Chủ tịch HĐQT của Gelex.

Dưới thời của ông Nguyễn Văn Tuấn, Gelex phát triển khá rực rỡ với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh hàng năm. Doanh thu cả năm 2018 của Gelex đạt 13.699 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 1.283 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 942,4 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ. Theo báo cáo từ phía công ty, năm 2018 doanh thu công ty tăng trưởng ở tất cả các lĩnh vực.

Trong thông điệp mới đây, ông Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: Chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới của Gelex là tiếp tục mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất có tính chất tương đồng/ bổ trợ cho mảng sản xuất truyền thống của công ty như mảng sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời, Gelex cũng không ngừng nhân rộng các mô hình kinh doanh thành công trong các lĩnh vực logistics, năng lượng tái tạo và bất động sản. 

Ảnh: gelex.vn; Đồ họa: Alex Chu.
Ảnh: gelex.vn; Đồ họa: Alex Chu..

Thâu tóm nhiều thương vụ nghìn tỷ chấn động

Cuối 2015, một kỷ lục đã được thiết lập trên thị trường chứng khoán trong thời điểm cuối cùng của giai đoạn cổ phần hóa 2011-2015. Khi đó, Bộ Công Thương gây bão sàn chứng khoán với cú bán hơn 122 triệu cổ phiếu GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam - Gelex (tương đương hơn 78,7% vốn điều lệ) thông qua khớp lệnh trên sàn chứng khoán UPCoM trong vòng 30 phút sau mở cửa phiên giao dịch ngày 25/12.

Vào thời điểm đó, đây là một kỷ lục chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng là một sự kiện thoái vốn hi hữu của nhà nước.

Phần lớn các lệnh khớp đều được thực hiện tại mức giá 17.700-17.800 đồng với khối lượng mỗi lô khoảng 1-2 triệu đơn vị. Tổng giá trị thu về ở vào khoảng 2.100 tỷ đồng.

Trong một thời gian khá dài, giới đầu tư không biết ai là ông chủ thực sự của Gelex sau thương vụ thoái vốn của Bộ Công Thương. Sau thoái vốn, thông tin công bố cho thấy, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX là cổ đông lớn nhất với gần 62 triệu cổ phiếu (hơn 23,1%), sau đó là CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB (5,04%); Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (4,36%); CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (3,09%).

Tuy nhiên, sau đó, ngày 6/9/2016, ông Nguyễn Văn Tuấn bất ngờ được bầu là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Gelex. Trên thực tế, ông Nguyễn Văn Tuấn không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu GEX nào, song cổ đông lớn nhất của Gelex lại có liên quan tới doanh nhân này.

Như vậy, ở mảng điện, thông qua M&A, Gelex trở thành nhà sản xuất và kinh doanh vật liệu, thiết bị điện lớn bậc nhất Việt Nam thông qua việc sở hữu chi phối các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu về dây và cáp điện là Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Thibidi), Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (TBD).

Gelex đã thành lập Công ty TNHH MTV Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric) và cơ cấu đưa các công ty sản xuất ngày thiết bị, dây cáp điện vào Gelex Electric, tạo sự quản lý thống nhất và tạo sức mạnh tổng hợp.

Sau thương vụ trên, thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam cũng chứng kiến một thương vụ “bom tấn” khác khi Gelex chính thức mua lại cổ phần Viglacera vào hồi tháng 4/2019. Ông Tuấn hiện đang nắm vị trí Chủ tịch HĐQT của tổng công ty Viglacera – CTCP (HoSE: VGC).

Trước đó, hồi tháng 4/2019, thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam chứng kiến một thương vụ “bom tấn” khác khi Gelex chính thức mua lại cổ phần tổng công ty Viglacera.

Thời điểm đó, Gelex mua vào 27 triệu cổ phiếu VGC của Viglacera, qua đó nâng tổng số lượng cổ phiếu nắm giữ trực tiếp lên 57,1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 12,74%.

Đến tháng 10/2019, công ty TNHH Thiết bị điện Gelex - công ty con do Gelex sở hữu 100% vốn, mua thêm 30 triệu cổ phiếu VGC của Viglacera. Sau giao dịch, thông qua công ty con, Gelex đã tăng số cổ phần nắm giữ từ 57,1 triệu cổ phiếu lên 87,1 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu tăng từ 12,74% lên 19,43%.

Tiếp đó, công ty TNHH Thiết bị điện Gelex tiếp tục mua 27 triệu cổ phiếu VGC từ bộ Xây dựng, nâng tổng tỷ lệ sở hữu của Gelex tại Viglacera lên đến 24,96%.

Tháng 10/2020, Gelex thông báo đã mua vào thành công hơn 94,6 triệu cổ phiếu VGC, nâng tỷ lệ sở hữu từ 24,96% lên 46,07% vốn điều lệ tại Viglacera.

Nếu hợp nhất được Viglacera, Gelex sẽ trở thành một tập đoàn với quy mô tài sản hơn 2 tỷ USD.

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020, Gelex tiếp tục khẳng định định hướng đưa Viglacera trở thành công ty con để hợp nhất vào kết quả kinh doanh. Và theo nguồn tin riêng của Nguoiduatin, việc hợp nhất đã hoàn tất, sắp sửa được công bố. 

Xét về mặt tài chính, Gelex và Viglacera có quy mô khá tương đồng. Năm 2020, tổng tài sản của 2 công ty này lần lượt là 27.152 tỷ đồng và 21.323 tỷ đồng.

Nếu hợp nhất được Viglacera, Gelex sẽ trở thành một tập đoàn với quy mô tài sản hơn 2 tỷ USD. Cùng với đó, Gelex sẽ “bành trướng” được thế lực, không chỉ trở thành “ông lớn” trong ngành bất động sản khu công nghiệp và ngành vật liệu xây dựng, mà còn giúp hoàn thiện hệ sinh thái mà công ty này đang hướng tới là tập trung phát triển mảng bất động sản, vật liệu xây dựng – một trong những mảng đang là thế mạnh của Viglacera.