Đợt phong tỏa của Trung Quốc đang "bóp nghẹt" hoạt động của cả doanh nghiệp ngoại tuyến và trực tuyến

18:05 17/05/2022

Chính sách zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc và cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với lĩnh vực công nghệ đã tạo ra những lo lắng về tác động của chúng đối với nền kinh tế.

Một trung tâm hậu cần của JD.com ở Bắc Kinh. Sau khi chịu ảnh hưởng từ đại dịch, công ty đã tuyển chọn nhân viên để giảm chi phí. © Reuters

Một trung tâm logistic của JD.com ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

COVID-19 bùng phát ở một số thành phố lớn của Trung Quốc, gây ra các đợt phong tỏa ở Thượng Hải và Bắc Kinh, điều này làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trực tuyến và ngoại tuyến, Giám đốc điều hành JD.com Xu Lei cho biết hôm thứ Ba (17/5). 

Khi Trung Quốc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID nghiêm ngặt của mình, Xu nói với các nhà phân tích trong một cuộc họp hội nghị rằng đợt bùng phát năm nay đã gây ra thiệt hại lớn hơn cho người tiêu dùng và chuỗi cung ứng so với bất kỳ năm nào trong hai năm trước.

JD.com đang cắt giảm bớt nhân sự để giảm chi phí. Một nhân viên nói với Nikkei vào tháng trước rằng, hầu hết các bộ phận đều đang giảm bớt 20% - 40% tùy vị trí nhưng những bộ phận khác đang bị đóng cửa, trong đó các bộ phận mua sắm theo nhóm cộng đồng, sách và mỹ phẩm bị cắt giảm nhiều nhất.

Doanh thu tăng 18% trong năm lên 239,7 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 35,3 tỷ USD) trong quý 1 - 3, cao hơn một chút so với ước tính trung bình của các nhà phân tích. Tuy nhiên, công ty đã lỗ ròng 3 tỷ Nhân dân tệ trong quý này, so với lợi nhuận ròng 3,6 tỷ nhân dân tệ trong cùng kỳ năm ngoái.

Nhà bán lẻ trực tuyến cho biết khoản lỗ chủ yếu là do đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển công nghệ, lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên, hỗ trợ hậu cần cho Thượng Hải cũng như trợ cấp cho các đối tác trong bối cảnh COVID.

Hôm thứ Hai (16/5), Trung Quốc báo cáo doanh số bán lẻ trong tháng 4 giảm 11,1% so với một năm trước, mức giảm lớn nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch. Sản lượng công nghiệp giảm 2,9%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6,1% từ 5,8% một tháng trước đó.

Xu lưu ý rằng, hàng may mặc mùa xuân tồn đọng nhiều do dịch bệnh và tiêu thụ chậm chạp, và ông cho biết, nhiều nhà máy đã bỏ qua kế hoạch sản xuất cho bộ sưu tập mùa hè.

Ông nói: “Hơn nữa, trong khi lưu lượng truy cập và số lượng người dùng đều tăng trong tháng 4 và tháng 5, giá trị giao dịch trung bình lại thấp hơn những năm trước. Niềm tin và thu nhập của người tiêu dùng không đủ, và tiêu dùng nói chung là chậm chạp".

Xu cho biết, việc nhà kho và trạm giao hàng bị phong tỏa ở một số khu vực chính đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển trong và ngoài nước, khiến tỷ lệ hủy đơn hàng tăng trong tháng 4, Xu nói. Mặc dù đã cải thiện trong tháng 5, nhưng tỷ lệ hủy chuyến vẫn ở mức cao so với năm trước.

Chính sách zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc và cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với lĩnh vực công nghệ đã tạo ra những lo lắng về tác động của chúng đối với nền kinh tế. Phó Thủ tướng Liu He nói với các Giám đốc điều hành công nghệ hôm17/5 rằng, mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường cần được "quản lý đúng mức", đồng thời cho biết Bắc Kinh sẽ hỗ trợ sự phát triển và niêm yết công khai của nền kinh tế kỹ thuật số và các công ty tư nhân.

Minh Tú