Tại sao Foxconn “sơ tán” khỏi Ấn Độ và Việt Nam, quay lại Trung Quốc?

10:10 04/07/2021

Tất cả chúng ta đều biết rằng Terry Gou (Quách Đài Minh), Tổng Giám đốc Foxconn đã từng tuyên bố rời khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển dây chuyền tới Ấn Độ và Việt Nam để xây dựng nhà máy. Kết quả là, gần đây, Foxconn đã quay trở lại Trung Quốc với số lượng lớn đơn đặt hàng sản xuất iPhone12.

Theo tin tức, từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu bắt đầu tuyển một lượng lớn công nhân, thậm chí lương thưởng và phúc lợi của nhân viên còn hậu hĩnh hơn, tăng từ 3000 nhân dân tệ lên 6000 nhân dân tệ.

Đầu tiên hãy nói về lý do Foxconn quay trở lại Trung Quốc. Câu trả lời rất ngắn gọn: “Lợi nhuận”. Do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh mới, từ giữa tháng 5 năm nay, công suất sản xuất của nhà máy Foxconn tại Ấn Độ đã giảm mạnh. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà máy của Foxconn tại Việt Nam cũng đã ngừng sản xuất. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các đơn hàng của Foxconn. Không phải Foxconn không có đơn đặt hàng mà là đơn đặt hàng không sản xuất được. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Trong trường hợp này, để kịp thời gian giao hàng cho các đơn đặt hàng của Apple, Foxconn chỉ có thể quay trở lại Trung Quốc một lần nữa. Hiện tại, chỉ có Trung Quốc mới có thể đạt được mục tiêu công suất này trong một thời gian ngắn. Bởi nhân lực Trung Quốc dồi dào hơn và ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thứ hai, trước ảnh hưởng của tình hình hiện nay, nếu đơn hàng vẫn sản xuất tại Ấn Độ và Việt Nam, việc mua nguyên vật liệu điện tử của Trung Quốc sẽ đòi hỏi cước phí cao hơn do chi phí hậu cần và vận chuyển hàng hóa ở Ấn Độ và Việt Nam hiện nay đang tăng lên. Do đó, Foxconn đã quay trở lại Trung Quốc với hy vọng có thể nhanh chóng khôi phục năng lực sản xuất, đạt được mục tiêu đồng thời giảm giá thành sản phẩm và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.

Về phía Trung Quốc, năm 2020, tổng khối lượng kinh tế vượt mốc 100 nghìn tỷ Nhân dân tệ và duy trì vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Không những vậy, Trung Quốc hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu chuỗi công nghiệp đầy đủ và toàn diện. Trong số 41 loại công nghiệp chính, 207 loại công nghiệp trung bình và 666 loại con công nghiệp được liệt kê trong Bảng phân loại công nghiệp của Liên hợp quốc, chỉ có Trung Quốc là có tất cả các loại ngành công nghiệp. Có thể nói, từ con ốc vít nhỏ nhất đến tàu con thoi lớn, Trung Quốc đều có khả năng chế tạo tương ứng. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: toutiao) 

Bên cạnh đó, xu hướng kinh doanh cá thể ngày càng rõ rệt tại đất nước này. Nhà sản xuất ô tô và pin nội địa BYD đã trở thành nhà máy ODM điện thoại di động lớn thứ hai thế giới sau Foxconn. Theo thống kê liên quan, cứ 10 điện thoại di động trên thế giới thì có 2 điện thoại sử dụng công nghệ điện tử của BYD. Gần một trăm thương hiệu điện thoại di động trên khắp thế giới, chẳng hạn như Huawei, Xiaomi, Apple và Samsung, là khách hàng của BYD. Ngay từ năm 2018, báo cáo tài chính của BYD đã cho thấy trong số doanh thu hơn 130 tỷ Nhân dân tệ năm đó, doanh thu của mảng kinh doanh điện thoại di động đã chiếm gần một phần ba. BYD hiện đã trở thành một “gã khổng lồ” của các công ty đúc trên thế giới. Chỉ cần có nhu cầu, BYD đều có thể đáp ứng.

Vậy thì Foxconn có còn quay trở lại Trung Quốc sau khi hoàn thành đơn đặt hàng iPhone12 hậu đại dịch hay không? Trên thực tế, vấn đề này trở nên ít quan trọng sau khi phân tích hiện trạng giữa hai bên. Ngay cả khi Foxconn ra đi lần nữa, Trung Quốc vẫn có BYD, điều này sẽ không cản trở sự phát triển kinh tế đất nước. Thậm chí, bất kể Foxconn di chuyển đến đâu đều không có chuỗi công nghiệp hoàn thiện như tại Trung Quốc.

TL