Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan để trở thành thị trường lớn nhất thế giới về thiết bị sản xuất chip

11:00 15/04/2021

Việc mua thiết bị để sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đang tăng mạnh khi đất nước này đang nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất chip nước ngoài.

Một màn hình bán dẫn tại hội chợ thương mại Semicon China ở Thượng Hải. Trung Quốc đã mua thiết bị sản xuất chip trị giá 18,7 tỷ USD vào năm ngoái. © Reuters

Một màn hình bán dẫn tại hội chợ thương mại Semicon China ở Thượng Hải. Ảnh: Reuters.

Tập đoàn thương mại toàn cầu SEMI đã báo cáo hôm thứ Tư (14/4) rằng doanh số bán thiết bị của nước này đã tăng 39% lên 18,7 tỷ USD trong khi con số này trên toàn thế giới tăng 19% lên mức kỷ lục 71,2 tỷ USD.

Kết quả là, Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan để trở thành thị trường lớn nhất thế giới về thiết bị sản xuất chip. Sự lan rộng của các dịch vụ 5G tốc độ cao và sự cơn sốt mua sắm đồ điện tử trong thời gian khóa cửa bởi đại dịch Covid-19 đã giúp thúc đẩy các xưởng đúc trên khắp khắp thế giới tăng cường đầu tư.

Sự gia tăng của Trung Quốc diễn ra khi Semiconductor Manufacturing International Corporation (Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải) (SMIC) và những gã khổng lồ công nghệ khác bị đưa vào danh sách đen thương mại của Mỹ nhằm hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc. SMIC đã công bố một thỏa thuận xây dựng một nhà máy liên doanh trị giá 7,6 tỷ USD ở Bắc Kinh với một quỹ do nhà nước hậu thuẫn.

Sự thiếu hụt chip toàn cầu cũng tạo ra luồng gió cho động lực tăng cường sản xuất của Trung Quốc. Việc sản xuất chip được sử dụng trong thiết bị điện tử gia dụng và ô tô thường được gia công cho Trung Quốc, quốc gia đã trở nên nổi bật trong ngành, mặc dù nước này tụt hậu về chip công nghệ phức tạp. Nước này chiếm 15% công suất sản xuất chip toàn cầu vào năm ngoái, theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết.

Lo lắng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ cũng đang có những động thái nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký một lệnh điều hành vào tháng 2 để xem xét chuỗi cung ứng cho chip và các nguyên liệu quan trọng khác. Ông cũng đề xuất 50 tỷ đô la trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Đáp lại sự thúc đẩy của Washington, Intel đang mở rộng sản xuất chip ở Mỹ, tháng trước tiết lộ khoản đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng hai cơ sở chế tạo ở Arizona (một tiểu bang tại tây nam Hoa Kỳ). Gã khổng lồ vi xử lý cũng đang tung ra các dịch vụ đúc để sản xuất chip cho các công ty khác.

Đáp lại, các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn khác đã tăng cường sản xuất. Tokyo Electron của Nhật Bản đã mở các tòa nhà sản xuất mới ở tỉnh Yamanashi và Iwate vào năm ngoái, trong khi đồng hương Disco đang mở rộng nhà máy Chino ở Nagano.

"Chúng tôi chưa thấy nhu cầu thị trường sẽ có xu hướng giảm đi và các cơ sở của chúng tôi đã hoạt động hết công suất kể từ năm 2020", một quan chức của Disco cho biết.

Một nguồn tin của Hiệp hội thiết bị bán dẫn Nhật Bản cho biết thị trường dự kiến ​​sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2021.

Đài Loan, thị trường thiết bị sản xuất chip lớn thứ hai, đã tăng nhẹ với doanh thu 17,2 tỷ USD. Đầu tư cho các xưởng đúc vẫn mạnh mẽ như trước vào năm 2019. Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan, xưởng đúc hàng đầu thế giới, đã đạt được mức kỷ lục 28 tỷ USD cho thiết bị và cơ sở vật chất trong năm nay.

Vị trí thứ ba là Hàn Quốc tăng 61% lên 16,1 tỷ USD nhờ nhu cầu về chip nhớ ngày càng tăng. Mảng kinh doanh bán dẫn của Samsung Electronics dự kiến ​​sẽ đầu tư số vốn kỷ lục 27,5 tỷ USD vào năm 2021.

Bảo Bảo