Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng giảm thâm dụng hàng hóa sau đại dịch

09:57 18/03/2021

Trong khi phần lớn thế giới vẫn đang đối phó với dịch bệnh, nền kinh tế Trung Quốc cho thấy tín hiệu phục hồi hoạt động kinh doanh trong nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Các nhà phân tích của Viện Tài chính Quốc tế cho biết: “Trung Quốc vẫn là một nguồn cung cấp nhu cầu hàng hóa chính và đang mở rộng sản xuất trở lại dù là với tốc độ chậm hơn trước đại dịch”. Giới chuyên gia cho biết thay vì ban hành các chính sách thúc đẩy giá cả tăng vọt hoặt một “siêu chu kỳ”, Bắc Kinh đã sử dụng các biện pháp kích thích thận trọng hơn trong bối cảnh phức tạp do đại dịch gây nên.

Trong tương lai, các nhà phân tích kỳ vọng Trung Quốc sẽ sử dụng "kích thích chính sách một cách tiết kiệm hơn" và tăng trưởng với tốc độ chậm hơn từ 5% đến 6% giảm tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và tăng tập trung tại các thị trường chính. Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ mong muốn chuyển sự phụ thuộc của nền kinh tế sang tiêu dùng và giảm tác động của các ngành truyền thống đòi hỏi sản xuất nhiều hơn tiêu dùng. Theo dữ liệu được công bố gần đây, đầu tư vào sản xuất và cơ sở hạ tầng đều giảm trong khi doanh số bán lẻ lại tăng 2,3%.

Dữ liệu được công bố vào thứ Hai cho tháng Giêng và tháng Hai cho thấy đầu tư vào sản xuất và cơ sở hạ tầng đều giảm trên cơ sở hàng năm trong hai năm qua, trong khi doanh số bán lẻ tăng 3,2%. Larry Hu, nhà kinh tế trưởng nghiên cứu về Trung Quốc lưu ý nền kinh tế của đất nước tỷ dân vẫn đang phục hồi nhưng đỉnh điểm hồi phục đã qua. Các nhà phân tích cho biết việc loại bỏ một số chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế đang làm giảm tốc độ tăng trưởng. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng dương vào năm 2020 với mức tăng trưởng GDP là 2,3%.

Nền kinh tế Trung Quốc đã trở lại mức tăng trưởng 3,2% trong quý hai năm ngoái khi các hoạt động kinh doanh được phép dần dần mở cửa trở lại sau các biện pháp đóng cửa nghiêm ngặt. Trong khi các nhà máy nước ngoài vẫn gặp khó khăn bởi các hạn chế liên quan đến dịch bệnh thì nhu cầu sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân do Trung Quốc sản xuất và các sản phẩm khác bùng nổ trên toàn cầu cũng đã giúp thúc đẩy xuất khẩu và GDP tổng thể của nước này. Tuy nhiên trong những tháng tới đây, Trung Quốc vẫn chưa thể chắc chắn về một nền kinh tế phát triển ổn định khi tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng từ 5,2% vào tháng 12 lên 5,5% vào tháng 2, trong đó nhóm tuổi từ 16 đến 24 có tỷ lệ thất nghiệp vượt trội rơi vào khoảng 13%.

 TL