Vấn nạn vi phạm bản quyền và công tác quản lý báo chí ở các quốc gia trên thế giới

10:46 19/11/2020

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Một khi xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao, trình độ dân trí ngày càng tăng, thì cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công cuộc quản lý bảo chí ở các quốc gia trên thế giới.

Vấn nạn về vi phạm bản quyền

Gần đây, các vụ kiện tụng về công nghệ liên tục là chủ đề nóng trên các bản tin. Trong đó nổi cộm là vấn đề vi phạm bản quyền báo chí đến từ 2 gã khổng lồ công nghệ là Google và Apple.

Facebook và Google đã tranh cãi với các nhà xuất bản trong nhiều năm về cách họ thương mại hóa nội dung của mình từ các nội dung từ nhiều trang báo. Các cơ quan báo chí tranh luận rằng những gã khổng lồ công nghệ nên trả tiền cho họ để có được đặc quyền đấy. Những người chỉ trích hai công ty công nghệ chỉ ra rằng vì họ thống trị lĩnh vực kinh doanh quảng cáo trực tuyến, điều này khiến các nhà xuất bản tin tức bị ràng buộc và khiến doanh thu của họ bị giảm đi phần nhiều.

Facebook and Google

Google, Facebook đang bị cho là vi phạm bản quyền báo chí khi đang thu lợi từ việc quảng cáo nội dung được lấy từ các trang báo khác

Google, Facebook hiện đang "tiếp tay" cho các trang tin, fanpage vi phạm bản quyền báo chí và thu lợi từ việc cung cấp quảng cáo. Tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra ngày càng rầm rộ hơn, quy mô lớn hơn, khiến doanh thu các cơ quan báo chí đang bị bào mòn mỗi ngày. Thực tế, đây là vấn đề nóng thời gian qua. Nhiều nước đã bàn đến quản lý vấn đề vi phạm bản quyền, trong đó có việc yêu cầu Google, Facebook thỏa thuận bản quyền với tác giả trước khi đăng tải nội dung hoặc phải trả tiền cho các nội dung báo chí.

Gần đây nhất, tại Australia, nước này đã soạn lên dự luật để buộc các công ty công nghệ như Google, Facebook chia sẻ lại một khoảng doanh thu từ việc quảng cáo cho cơ quan báo chí khi khai thác nội dung báo chí để nâng cao doanh thu của mình. Và nếu không tuân thủ điều này, họ sẽ phải chịu phạt gấp 3 lần lợi ích thu lại hoặc 10% doanh thu trong 12 tháng gần nhất ở thị trường Australia.

Cũng tương tự như vậy, tại Tây Ban Nha, nước này cũng ban hành điều luật cho phép các cơ quan báo chí buộc Google phải trả một khoảng tiền cho việc các dòng tin nổi bật xuất hiện trên trang tin tức của của Google ( Google News).

Một số nước tại châu Âu cũng có đạo luật buộc các công ty công nghệ phải trả tiền cho việc sử dụng tin tức của các cơ quan báo trí trên nền tảng mạng xã hội.

Tại Mỹ, theo lãnh đạo của Cục Báo chí còn có đạo luật bảo tồn và cạnh tranh cho phép các cơ quan sản xuất nội dung trực tuyến như Facebook, Google,… được quyền thương lượng với các nền tảng về nội dung báo chí mà họ phân phối. Điều này xuất phát từ những lập luận của Mỹ về việc đưa ra đạo luật này với âm nhạc, khi những đoanh nhạc muốn dùng cũng phải trả phí bản quyền, thì Google hay Facebook khai thác tin tức từ báo chí để phục vụ kinh doanh cũng phải trả phí.

Kinh nghiệm quản lý báo chí ở một số quốc gia

How grammar and spelling error rates affect digital news credibility -  NewsLab

Ảnh minh họa

Anh Quốc

Tại Anh, chính phủ nước này đã ban hành một đạo luật dài đến 960 trang, bao gồm 67 điều và đưa ra tới 3.980 trường hợp áp dụng cụ thể hạn chế quyền tự do báo chí trong phạm vi nhất định. Trong đó quy định, những bài báo làm ảnh hưởng đến thanh danh về nghề nghiệp cá nhân sẽ thuộc loại hạn chế lần thứ nhất. Khi làm tổn hại đến các chính sách, luật pháp, tôn giáo, đạo đức và cơ quan nhà nước sẽ bị xếp vào loại hạn chế lần thứ hai.

Không những vậy, báo in, báo điện tử cũng bị cấm đăng tải bình luận những vấn đề của tòa án khi còn chưa kết thúc bản án. Theo đó, những tài liệu công bố trước khi khỏi tố vụ án mà gây ảnh hưởng đến công việc của tòa án cũng sẽ bị phạt. Cả báo chí lẫn báo chí điện tử phải thông báo nguồn cấp thông tin cho tòa biết và cấm hoàn toàn việc đăng ảnh hay phát trực tiếp từ phòng xử án. Hơn vậy, báo chí cũng phải chấp hành những quy định liên quan đến bí mật quốc gia. Ở Anh đã ban hành các đạo luật về bảo vệ bí mật quốc gia vào những năm 1889, 1911, 1920, 1939. Trên thực tế, đạo luật này còn được áp dụng cả những đề tài liên quan quan hệ quốc tế. ngân hàng và hoạt động của chính phủ.

English News Newspaper Shows England Newspapers 3d Rendering Stock Photo,  Picture And Royalty Free Image. Image 70551963.Ở Anh, báo chí cũng phải chấp hành những quy định liên quan đến bí mật quốc gia

Cũng theo luật về đặc quyền của Nghị viện Anh, báo chí không được phép đăng tải thông tin về một số hoạt động của Quốc hội. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Anh còn có Ủy ban đặc biệt của lực lượng vũ trang về báo chí và phát thanh. Ủy ban này có nhiệm vụ gửi đến các tòa soạn về những thông báo trước để yêu cầu không được phép công bố những tài liệu bị hạn chế về bảo vệ bí mật quốc gia.

Singapore

The Straits Times remains the most-read English paper in Singapore: Nielsen  survey, Singapore News & Top Stories - The Straits Times

Singapore nhấn mạnh vai trò xây dựng đất nước của báo chí cần phải đạt được thông qua đưa tin chính xác, khách quan và có trách nhiệm

Chính phủ Singapore không quan niệm báo chí là quyền lực thứ tư như ở Mỹ hay một số quốc gia khác. Chính phủ Singapore nhấn mạnh vai trò xây dựng đất nước của báo chí cần phải đạt được thông qua đưa tin chính xác, khách quan và có trách nhiệm

Ở Singapore, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý truyền thông, báo chí là Bộ Truyền thông và Thông tin (MCI). Báo chí Singapore được sử dụng như một công cụ xây dựng và định hướng sự phát triển của đất nước. Sau khi Singapore tách khỏi Anh (1965), Chính phủ Singapore kiểm soát báo chí gắt gao hơn bởi lo ngại báo chí trở thành một thế lực. Singapore đưa ra nhiều luật và quy định để kiểm soát báo chí (Singapore 1920 Printing Press ACT, Sửa đổi năm 1960; SBC ATC 1979; New Printing Press, Rules 1972…). Hai đạo luật chính liên quan đến hoạt động báo chí là Luật báo in và các ấn phẩm in (NPPA) và Luật phát thanh truyền hình (BA). Về mặt pháp lý, Singapore chủ yếu quản lý báo chí dựa trên hình thức cấp giấy phép hoạt động và đánh giá lại hiệu quả thực hiện hằng năm và hình thức cổ phần sở hữu, với cơ quan chủ quản là Cơ quan Phát triển Truyền thông (MDA) thuộc Bộ Truyền thông và Thông tin (MCI).

Theo Luật Báo in và các ấn phẩm in, mọi tờ báo, nếu có số in hơn 300 bản và đăng tin bài về chính trị, về các nước Đông Nam Á cần phải được cấp giấy phép để bán hoặc phát hành tại Singapore. Ngoài lý do thương mại, các công ty báo in, phát thanh, truyền hình không được nhận tiền từ nước ngoài. Hóa đơn nhận tiền từ nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin phê chuẩn (với báo in) hoặc Cơ quan Phát triển Truyền thông thuộc Bộ Truyền thông và Thông tin phê chuẩn (với phát thanh truyền hình). Số tiền này không được phép chi để mua bán cổ phiếu trong các công ty truyền thông đăng ký trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore. 

Để quản lý hoạt động Internet, Nhà nước Singapore quy định các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng chịu sự quản lý nội dung của Bộ Truyền thông và Thông tin. Chính sách quản lý nội dung báo chí điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội… trên mạng Internet cũng giống như các loại hình báo chí khác, trong đó quy định các thông tin gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia, sự ổn định đất nước; các thông tin gây ảnh hưởng không tốt đối với Chính phủ, với các dân tộc khác nhau trong nước, đến Malaysia và các nước lân cận…sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong đó cũng cho phép đối tượng vi phạm quy định của Nhà nước về thông tin có cơ hội sửa sai trước khi cơ quan chức năng can thiệp.

Trung Quốc

Former Chinese premier Li Peng to be cremated in Beijing on Monday: State  media, East Asia News & Top Stories - The Straits Times

Nói đến sự chặt chẽ trong cách quản lý đối với những thông tin báo chí không thể không nhắc tới Trung Quốc .Báo chí Trung Quốc hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng và quản lý của nhà nước thông qua Ban Tuyên truyền và Quốc vụ Viện. Ban Tuyên truyền trực thuộc Trung ương và chỉ đạo báo chí bằng đường lối, bằng công tác cán bộ, chỉ đạo trực tiếp các sự kiện quan trọng, phức tạp và nhạy cảm. Quốc vụ Viện là cơ quan quản lý nhà nước đối với báo chí. Đơn vị trực tiếp giúp Ban Tuyên truyền và Quốc vụ Viện Quản lý báo chí là Tổng nha Báo chí - Xuất bản. Cơ quan này có nhiệm vụ kiểm soát về nội dung các sản phẩm của truyền thông và báo chí điện tử.

Quy định của nhà nước Trung Quốc cấm đưa những thông tin phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng xấu đến Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Những thông tin này khi đăng phải được sự đồng ý của cơ quan cấp trên. Nhà báo không được hoạt động và đưa tin vượt khỏi vùng địa lý và mảng chuyên đề phụ trách của mình trong hoạt động báo chí. 

Trong công tác quản lý nhà nước, cho đến nay, Trung Quốc không có Luật Báo chí, mà chỉ có Luật Quản lý Internet. Báo chí và xuất bản được quản lý bằng hệ thống điều lệ, thông tư, nghị định... từ Trung ương đến cơ sở. Ở mỗi cấp quản lý, cơ quan quản lý căn cứ quy định chung của trung ương (chủ yếu là căn cứ vào các quy định trong Điều lệ quản lý báo chí - Xuất bản do Quốc Vụ viện ban hành) và tình hình thực tế tại địa phương hay đơn vị để đưa ra các quy định cụ thể về quản lý nhà nước về Báo chí điện tử - Xuất bản.

Bảo Trinh