Doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc "thoi thóp" trước khủng hoảng điện năng

09:52 27/10/2021

Đứng trước cuộc khủng hoảng điện năng, nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc tự hỏi liệu họ có sống sót vượt qua "cơn bão" này.

Các nhà máy sống trong cảnh thiếu điện, chủ doanh nghiệp chống trọi từng giờ từng phút
Các nhà máy sống trong cảnh thiếu điện, chủ doanh nghiệp chống trọi từng giờ từng phút. (Ảnh: Perry Tse)

Từng là nơi trưng bày đa dạng chủng loại sản phẩm từ đồ trang trí Giáng sinh đến phụ kiện máy móc, chợ thương mại quốc tế Nghĩa Ô nổi tiếng sầm uất giờ đây ngày càng ảm đạm. Cầu thang cuốn và máy điều hòa không khí đã ngừng hoạt động bên trong khu phức hợp rộng 4 triệu mét vuông và các chủ cửa hàng, kinh doanh "chết đói" do đại dịch vi rút Corona buộc phải ngừng hoạt động. Yiwu, một phòng trưng bày sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề khi người nước ngoài không thể nhập cảnh và đến thăm thành phố thương mại. Khủng hoảng năng lượng điện dường như đang làm tê liệt sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cách chợ thương mại không xa, nhiều chủ nhà máy trong khu công nghiệp lo lắng trước tình trạng sản xuất bị gián đoạn khi phụ thuộc vào máy phát điện chạy hết công suất nhằm giữ công việc tiếp tục thuận lợi. He Meiling sở hữu một nhà máy đóng gói ở Nghĩa Ô hiện chỉ hoạt động với một nửa công suất do hạn chế về nguồn điện cho biết: "Có vẻ như mọi người không còn cách nào để kiếm sống. Thị trường đang rất lộn xộn. Giá nguyên vật liệu tăng chóng mặt, lương công nhân tiếp tục tăng, tiền thuê nhà cũng không giảm nhưng sản xuất bị hạn chế và doanh thu bị thu hẹp. Tình trạng hiện nay giống như đi vào ngõ cụt vậy".

Khi các nhà máy đóng cửa và sản xuất chậm lại, các chuỗi cung ứng rộng lớn của Trung Quốc từng chịu ảnh hưởng nặng nề cuộc tấn công của đại dịch Covid-19 vào năm ngoái, một lần nữa bị phá vỡ, gây tắc nghẽn và thiếu hụt nguồn cung. Năng lực sản xuất giảm mạnh và chi phí nguyên vật liệu tăng đã buộc He phải ngừng nhận các đơn đặt hàng khẩn cấp. Chỉ riêng giá nhựa PVC đã tăng hơn 50% trong năm qua, trong khi dầu diesel cần thiết để chạy máy phát điện thì quá đắt đỏ. Khi lợi nhuận bị siết chặt, bà He ngày càng quan ngại về số phận của công ty. "Các doanh nghiệp nhỏ như tôi có khả năng không thể tồn tại được", He chia sẻ. "Nếu không có hỗ trợ hay chính sách mới, tôi sẽ phải sa thải công nhân".

Hai anh em họ Ding cùng mở nhà máy sản xuất tất và khăn quàng cổ cũng cho hay hoạt động kinh doanh đang "chảy máu" vì khủng hoảng năng lượng điện: "Mặc dù các nhà máy vẫn vận hành nhờ sử dụng máy phát điện nhưng không thể hoạt động 24/7". Bởi các nhà máy không thể hoạt động nếu thiếu điện do đó, hàng loạt công việc đang bị cắt giảm. Tại Yuhuan, một thành phố tại tỉnh Chiết Giang, các nhà máy đã giảm sản xuất xuống còn hai hoặc ba ngày một tuần, công việc ứ động, nhiều nhân viên phải làm 15 giờ mỗi ngày để giải quyết hết đơn hàng. Yao Xiangmin, người đang làm việc trong một nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi, cho hay thu nhập của anh đã giảm ít nhất 40%. "Nếu tôi không làm thêm giờ, tôi sẽ không kiếm được tiền” Yao nói, sau khi kết thúc ca làm việc mệt mỏi vào lúc nửa đêm. Tôi không thể làm gì được, tôi chỉ có thể hy vọng rằng mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường". 

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ ở tỉnh Chiết Giang, cuộc khủng hoảng điện làm căng thẳng thêm loạt áp lực chi phí hiện có ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc kể từ đầu đại dịch. Việc hạn chế di chuyển liên quan đến các biện pháp phòng chống Covid đã đẩy công ty sản xuất va li của Lu Aisu đến bên bờ vực. Chi phí nguyên liệu thô tăng và việc phân bổ điện năng như "đổ thêm dầu vào lửa". Lu, người đã điều hành công việc kinh doanh cùng chồng trong ba thập kỷ, từng chứng kiến ​​các công ty khác phá sản trong hai năm qua. Hiện giờ, nữ doanh nhân tuyệt vọng và hy vọng mình không phải trường hợp tiếp theo. "Mọi người đều đang trải qua một thời kỳ khó khăn", Lu nói, vây quanh là hàng trăm chiếc va li trong quầy hàng tại chợ thương mại Nghĩa Ô. "Người tiêu dùng bớt chi tiêu, chúng tôi bán được ít hàng hơn, nhà máy giảm công suất nên hoạt động kinh doanh đi xuống trầm trọng. Tất cả chúng tôi chỉ đang cố gắng tồn tại, đồng thời hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn".

Tuy nhiên tác động của cuộc khủng hoảng điện năng lên các doanh nghiệp là không đồng đều. Tùy vào từng khu vực phụ thuộc ít hay nhiều hoặc các công ty lớn có vốn cầm chừng lớn hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những tập đoàn "khổng lồ" như SANY Heavy Industry, một nhà sản xuất thiết bị hạng nặng đa quốc gia chỉ chịu tác động ở mức tương đối. Li Liangjian, tổng giám đốc bộ phận sản xuất thông minh của công ty ở Bắc Kinh, cho biết nhà máy ở thủ đô đã điều chỉnh hoạt động vào ban đêm để tránh tiêu thụ điện năng giờ cao điểm.

Ông nói: "Phần lớn công việc sản xuất của chúng tôi là vào ban đêm. Trong một số trường hợp, chúng tôi thậm chí không bật đèn vì đã có robot làm việc. Nhìn chung nhà máy cố gắng không ảnh hưởng đến tiêu thụ điện của hộ gia đình". Nhưng nhiều công ty nhỏ không có điều kiện tốt như vậy. Các công ty liên tục phàn nàn về việc liên lạc đứt quãng, không được thông báo trước khi mất điện do đó rơi vào thế bị động. Nhà sản xuất dệt may Huang Feng là một ví dụ. Cơ sở của Huang sản xuất mũ, khăn quàng cổ và các phụ kiện khác từ trung cấp đến cao cấp, dự kiến ​​sẽ hoàn thành sản xuất và chuyển hàng ra nước ngoài trước kỳ nghỉ quốc khánh. Nhưng do cắt điện, sản xuất bị đình trệ vài ngày và công ty bỏ lỡ chu kỳ vận chuyển, thiệt hại hơn 15.600 đô la Mỹ. "Chính sách đưa ra quá đột ngột vào cuối tháng 9. Chúng tôi không kịp chuẩn bị gì cả, nhẽ ra cắt điện phải thông báo trước cho nhà máy để chủ động giảm tổn thất", Huang cho hay. May mắn thay, công ty của Huang là doanh nghiệp lớn với mạng lưới các nhà máy trên khắp đất nước, bao gồm một số nhà máy ở các tỉnh không bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất điện, thiệt hại của công ty được kiểm soát và thích ứng. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ hơn, sủ dụng nhiều lao động hơn, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn dễ bị áp lực chi phí nhất. 

Theo kinh nghiệm nhiều năm của Huang, cắt điện chưa chắc đã là điều xấu. Anh nói: "Điều này có nghĩa là thị trường đang trong cuộc cải tổ, loại bỏ những thành phần có khả năng phá vỡ thị trường. Đối với chúng tôi, đợt mất điện lần này có ít thách thức hơn nhiều so với những gì công ty phải trải qua trong đại dịch". Giống như các nhà sản xuất khác, Huang vẫn còn mù mờ về thời điểm cuộc khủng hoảng quyền lực sẽ kết thúc. Các nhà phân tích dự kiến tình trạng sẽ tiếp diễn cho đến ít nhất là vào mùa xuân năm sau. Đầu tháng này, Bắc Kinh tuyên bố sẽ tự do hóa giá cả trong lĩnh vực điện nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện. Cơ quan xếp hạng Moody's cho biết các thị trường toàn cầu sẽ phải chống chọi với những tác động tiềm tàng từ cuộc khủng hoảng điện năng Trung Quốc nếu tiếp tục trong một thời gian dài. 

TL (theo SCMP)