Đồng Nai: Vai trò của HTX thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

10:03 17/08/2023

Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và 04 năm thực hiện Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Đồng Nai về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất.

Về vấn đề thúc đẩy  phát triển sản phẩm OCOP, toàn tỉnh có có 19 HTXNN tham gia OCOP chiếm 24,67% số chủ thể tham gia OCOP toàn tỉnh (77), với 39 sản phẩm trong đó có 25 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 14 sản phẩm đạt hạng 4 sao.

Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và 04 năm thực hiện Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Đồng Nai
Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và 04 năm thực hiện Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Đồng Nai.

Trong đó, HTX nông nghiệp, các chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận Ocop và dự kiến cấp chứng nhận Ocop năm 2023, các chủ thể có các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn huyện và các thành viên hội đồng đánh giá và phân loại sản phẩm Ocop.

Nhờ sự tham gia của HTX, việc thực hiện các cam kết trong việc bán và mua sản phẩm giữa thành viên và doanh nghiệp, đối tác cũng tốt hơn. Hầu hết các hộ thành viên HTX đã hoàn thành cam kết bán sản phẩm theo hợp đồng cho các doanh nghiệp, đối tác liên kết.

Mặc dù, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ thành viên HTX không thực hiện tốt cam kết bán sản phẩm hoặc do phía doanh nghiệp không mua hết toàn bộ sản phẩm đã cam kết. Lí do là có thể hộ nông dân và doanh nghiệp không thống nhất được giá bán hoặc các điều kiện mua bán khác hoặc tại thời điểm thu mua doanh nghiệp gặp khó khăn vì lí do khách quan.

 Cũng có trường hợp hộ nông dân phá hợp đồng do có người mua trả giá cao hơn giá đối tác cam kết. Tuy nhiên trường hợp này còn rất ít. Việc tuân thủ hợp đồng tốt đòi hỏi phải có sự tuân thủ của cả hộ nông dân và doanh nghiệp, trong một số trường hợp doanh nghiệp còn phải chịu thiệt lợi ích kinh tế để duy trì hợp tác, liên kết với hộ nông dân.

Nhìn chung khi HTX tham gia chuỗi liến kết có ảnh hưởng tốt, tích cực lên sản xuất của hộ thành viên.

Nhiều HTX đánh giá nhờ tham gia chuỗi liên kết đã mang đến kết quả tốt hơn, cao hơn, tích cực hơn về chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, thị trường sản phẩm, trình độ sản xuất của hộ thành viên và lợi nhuận của một đơn vị sản xuất. Lí do là khi tham gia chuỗi liên kết, các thành viên của HTX được tập huấn hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất tốt, được cung ứng vật tư đầu vào với giá thấp hơn, chất lượng tốt, và được bao tiêu với giá sản phẩm cao hơn.

Quang Duy – Vân Nguyễn