FED thể hiện quan điểm mạnh tay chống lại lạm phát sau biên bản cuộc họp mới nhất

14:30 07/04/2022

Vào cuộc họp tháng 3/2022, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản 0,25%, lên mức 0,25-0,5%, lần đầu tiên nâng lãi suất kể từ năm 2018 sau khi đối mặt khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 và tiếp đó là đại dịch. Theo các ghi chú cuộc họp được công bố vào ngày hôm qua cho thấy, nhiều thành viên của ủy ban ủng hộ các biện pháp mạnh tay hơn nữa trong việc rút lại các gọi hỗ trợ kinh tế để kiềm chế lạm phát.

Ngày càng có nhiều thành viên của FED ủng hộ việc tăng lãi suất 0,5% vào cuộc họp tháng 5 của FED
Ngày càng có nhiều thành viên của FED ủng hộ việc tăng lãi suất 0,5% vào cuộc họp tháng 5 của FED.

Biên bản cuộc họp tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố ngày 6/4 cho thấy, các ngân hàng trung ương đang chuẩn bị cho việc thu hẹp danh mục đầu tư nắm giữ trái phiếu của họ đồng thời tăng lãi suất một cách khẩn trương trong cuộc chiến chống lại lạm phát đang tăng cao trong một thời gian dài.

Bằng cách này, Fed sẽ làm tăng giá trị đồng USD, kiến đồng tiền này đắt đỏ hơn khi được vay và chi tiêu nhằm làm chậm lại việc mua sắm và đầu tư kinh doanh, hy vọng rằng nhu cầu yếu hơn và tiền đắt hơn sẽ giúp kiểm soát lại lạm phát, hiện đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong bốn thập kỷ.

Các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất thêm 0,25% vào tháng 3, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2018 và các biên bản chỉ ra rằng, nhiều thành viên ủy ban nhận thấy một động thái tăng lãi suất mạnh hơn là hợp lý và chỉ bị kìm hãm bởi sự không chắc chắn giữa căng thẳng Nga - Ukraine. Thị trường hiện kỳ ​​vọng Fed sẽ tăng 0,5% điểm lãi suất cơ bản trong tháng 5 và có thể là tháng 6, ngay cả khi họ bắt đầu rút hỗ trợ thêm từ nền kinh tế bằng cách thu hẹp bảng cân đối kế toán và dừng thu mua trái phiếu trên thị trường mở.

Bảng cân đối kế toán của FED hiện ở mức gần 9 nghìn tỷ USD – căng phồng bởi các chính sách nới lỏng tiền tệ ứng phó với đại dịch. Các quan chức Fed có kế hoạch thu hẹp nó bằng cách cho phép một số khoản nắm giữ trái phiếu do chính phủ hậu thuẫn đáo hạn sớm bắt đầu ngay từ tháng 5, theo biên bản ghi chép. Điều này sẽ làm giảm lượng tiền mặt vốn có trên thị trường, góp phần đẩy hiệu quả của tăng lãi suất lên cao hơn nữa, có khả năng dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn, giảm việc làm và tăng lương yếu hơn và cuối cùng, theo lý thuyết, phản ứng dây chuyền sẽ giúp làm chậm lạm phát. Kathy Bostjancic, nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ tại Oxford Economics, cho biết: “Họ rất kiên quyết trong việc chống lại lạm phát và hạ thấp nó xuống. Họ lo ngại lạm phát có thể vượt khỏi kiểm soát".

Trong khi các ngân hàng trung ương do dự trong việc phản ứng với lạm phát tăng nhanh vào năm ngoái, hy vọng lạm phát chỉ là tạm thời do đứt gãy chuỗi cung ứng và sẽ nhanh chóng được khắc phục, nhưng những kỳ vọng đó sớm tiêu tan khi lạm phát nhiều khu vực đã tăng kỷ lục nhiều tháng liên tiếp. Giá cả vẫn tăng vẫn nhanh chóng và các quan chức đang thận trọng theo dõi các dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể duy trì lâu hơn.

Biên bản cho thấy: “Tất cả những người tham gia đều nhấn mạnh sự cần thiết phải chú ý đến rủi ro của áp lực tăng lên đối với lạm phát và kỳ vọng lạm phát dài hạn hơn”.

Báo cáo việc làm cho thấy Mỹ đã bổ sung thêm 431.000 việc làm trong tháng 3, tiền lương đang tăng nhanh chóng và tỷ lệ thất nghiệp gần bằng với mức thấp nhất trong 50 năm trước đại dịch. FED đang hy vọng rằng, thị trường việc làm mạnh mẽ sẽ giúp họ làm chậm nền kinh tế mà không đẩy nó vào một cuộc suy thoái nữa. Đó sẽ là một thách thức với các công cụ chính sách của Fed, một thực tế mà các quan chức đã thừa nhận. Đồng thời, các quan chức Fed lo ngại rằng nếu họ không phản ứng mạnh mẽ với lạm phát cao, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể kỳ vọng giá cao hơn liên tục. Điều đó có thể kéo dài sự tăng giá nhanh chóng và khiến việc kiểm soát chúng thậm chí còn khó khăn hơn khi sau lần nâng lãi suất vào tháng 3, nhiều lĩnh vực cho thấy chưa nhận ra sự giảm đáng kể nào về giá.

Các ghi chú từ cuộc họp tháng 3 đã cung cấp thêm chi tiết về quy trình thu gọn bảng cân đối kế toán, cụ thể, các thành viên Fed đang thống nhất xung quanh kế hoạch làm chậm quá trình tái đầu tư chứng khoán, rất có thể giới hạn mức thu hẹp hàng tháng ở mức 60 tỷ USD đối với chứng khoán kho bạc và 35 tỷ USD đối với khoản nợ được bảo đảm bằng thế chấp. Đó sẽ là khoảng gấp đôi tốc độ tối đa mà Fed đặt ra khi thu hẹp bảng cân đối kế toán từ năm 2017 đến năm 2019.

Tuyên bố của bà Brainard – FED cho rằng, việc thu hẹp bảng cân đối kế toán có thể xảy ra nhanh chóng khiến thị trường ngạc nhiên, làm cổ phiếu giảm và lãi suất trái phiếu cao hơn. Và điều này đúng với những gì đang xảy ra trên thị trường, lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã tăng lên mức 2.586%, mức cao nhất kể từ tháng 3/2019. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite đã giảm hơn 4.4% kể từ ngày thứ 3 trước khi công bố biên bản họp. Chỉ số Dow Jones cũng giảm 1.23%, giao dịch ở mức 34,496 điểm, S&P 500 cũng không thoát khỏi đà giảm hơn 2% kể từ khi báo cáo công bố, hiện giao dịch ở mức 4,481 điểm.

Anh Đức