Không niêm yết thông tin đóng bảo hiểm xã hội của lao động bị phạt

09:55 08/12/2023

Như vậy, doanh nghiệp không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng theo các quy định pháp luật.

Không niêm yết thông tin đóng bảo hiểm xã hội của lao động bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. Nguồn LĐO

Khoản 2, Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội.

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, doanh nghiệp không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng theo các quy định được trích dẫn ở trên.

Công ty cũ nợ BHXH, khi đi làm công ty mới, người lao động được tham gia BHXH

Ảnh minh họa
NLĐ liên hệ với công ty cũ yêu cầu thực hiện trách nhiệm đóng đủ và xác nhận thời gian đóng BHXH theo quy định.

1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng…”.

Vì vậy, trường hợp bạn được ký HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên tại công ty mới thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

2. Xác nhận sổ BHXH đối với đơn vị nợ

Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 46 quy định việc ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) trong sổ BHXH: “Đối với đơn vị chậm đóng tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn chậm đóng thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”.

Trường hợp Công ty đã giải thể và không có ý thanh toán khoản nợ BHXH, vậy cá nhân có thể tự thanh toán tiền nợ BHXH của công ty đang nợ không?

Ảnh minh họa
Công ty đã giải thể và không có ý thanh toán khoản nợ BHXH, vậy cá nhân có thể tự thanh toán tiền nợ BHXH của công ty đang nợ không?
Vũ Quý