Năng lượng tái tạo Việt Nam-nguồn tài nguyên còn bỏ ngỏ

00:00 12/10/2020

Nguồn năng lượng truyền thống của nước ta đang suy giảm do dự trữ có hạn, mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, đồng thời việc tiêu thụ năng lượng khoáng sản đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường, nhưng đầu tư và kết quả còn rất khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng.

Tiềm năng của năng lượng tái tạo (NLTT) NLTT bao gồm: Gió, mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, sinh khối (củi, gỗ, chấu, phụ phẩm nông lâm nghiệp, khí sinh học, nhiên liệu sinh học, và năng lượng thủy triều/thủy triều/sóng).

nang-luong-tai-tao-o-viet-nam

ảnh minh họa

Như vậy, nếu tính tỷ trọng NLTT cao hơn, 6% năm 2020; 10% năm 2030 và nhu cầu điện được hiệu chỉnh thấp hơn QHĐ VII, năm 2020 tổng công suất điện tái tạo là 5.600MW, sản xuất điện năng 14,1 tỷ kWh, đầu tư 10 tỷ USD, khả năng giảm 8,46 triệu tấn CO2; năm 2030 tương ứng là 15.000MW; 42 tỷ kWh; 21 tỷ USD; 25 triệu tấn CO2. Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả. Hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ NLTT phục vụ phát điện và nhiên liệu trong giao thông mới được triển khai trong thời gian gần đây, chủ yếu là thủy điện, pin mặt trời, gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học. Sự cải tiến công nghệ và kiến thức về vật liệu sự, giảm giá thành kết hợp với chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của NLTT. Quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất, bền vững và hiệu quả hơn. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, nội dung phát triển xanh bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) được đặt ra như là một tiêu chí thời đại. Để làm được điều đó, Việt Nam sẽ cần có các chính sách phối hợp, bền vững ở cấp quốc gia và vùng lãnh thổ để mở rộng thị trường NLTT; thúc đẩy  và triển khai công nghệ mới; cung cấp các cơ hội thích hợp khuyến khích sử dụng NLTT ở tất cả các lĩnh vực quan trọng trên thị trường năng lượng. Những vướng mắc đang gặp phải Quá trình phát triển NLTT còn rất yếu kém, bất cập. Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có chiến lược, chính sách quốc gia về phát triển NLTT. Hệ lụy của nó dẫn đến một loạt các vấn đề bất cập và yếu kém như: Thiếu quy hoạch, thiếu chính sách, định chế khuyến khích phát triển cũng như sử dụng NLTT; vai trò tư nhân chưa phát huy được, tỷ lệ đóng góp còn rất hạn chế; chưa có một cơ quan đầu mối đủ mạnh và đủ năng lực để chỉ đạo, điều hành thống nhất và đề ra được các định hướng phù hợp cho quá trình phát triển NLTT; chưa có một nguồn tài chính riêng đủ mạnh để hỗ trợ cho các dự án, chương trình và các hoạt động về NLTT; thiếu nhân lực chuyên sâu và trình độ khoa học công nghệ về NLTT còn thấp; phát triển một số dự án NLTT còn chưa phù hợp, hiệu quả không cao; chưa có các cơ chế các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển NLTT. Khuyến nghị về các chính sách Hiện tại, Việt Nam chưa có cơ chế hỗ trợ NLTT một cách tổng thể, ngoài cơ chế hỗ trợ giá riêng cho điện gió được thông qua năm 2011. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng đề nghị Bộ Công thương, Tổng cục Năng lượng tổ chức nghiên cứu đánh giá toàn diện tình hình phát triển, sử dụng NLTT để rút kinh nghiệm; xác định các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai ưu tiên về NLTT và xem nó như là các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm; tổ chức xây dựng quy hoạch, chính sách, cơ chế hợp lý, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển và sử dụng NLTT, đặc biệt phát huy vai trò tư nhân, nội địa hóa công nghệ NLTT; xây dựng một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên sâu về NLTT; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học hỏi trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, tranh thủ các nguồn tài trợ… nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển NLTT ở Việt Nam; xây dựng các quy hoạch trung hạn và dài hạn về phát triển NLTT với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đối với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội. Lan Hương